Chế Độ Ăn Yến Cho Bà Bầu Sao Cho Hợp Lý

Như đã biết, yến sào là tên một loại thực phẩm – dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Yến sào có vị ngọt, tính bình, bổ phế, vị, giúp tăng cường sức khỏe. Tỉnh táo tinh thần, tăng cường trí nhớ, thường được dùng trong những hoàng cung và được vua chiêu đãi trong những buổi tiệc lớn. Ở Việt Nam, yến sào được xếp vào hàng Bát Trân (tám món ăn cao lương mĩ vị). Bởi những công dụng tuyệt vời kể trên cùng thành phần axit amin, protein và khoáng chất, nên yến rất tốt cho phụ nữ mang thai. Ăn yến đúng cách giúp mẹ bầu bù đắp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bị thiếu sau thời gian bị thai nghén, mệt mỏi không thể ăn uống đầy đủ. Bên cạnh việc tăng cường sức khỏe cho mẹ, nếu bạn có chế độ ăn yến cho bà bầu hợp lý sẽ giúp bảo vệ thai kỳ an toàn và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Cùng theo dõi bài viết sau của Nu Bird Nest để có thêm thông tin các mẹ nhé. 

Cách sử dụng yến sào cho bà bầu qua từng giai đoạn phát triển thai nhi

Phụ nữ khi mang thai ăn yến rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên không nên dùng trong giai đoạn thai nghén và không nên ăn quá 3 gr tổ yến một ngày.

chế độ ăn yến cho bà bầu
Công dụng của yến sao với mẹ bầu

Chế độ ăn yến cho bà bầu theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi như sau: 

Từ tháng 1 – 3 của thai nhi

– Không sử dụng tổ yến

– Ở giai đoạn này, thai nhi đang trong quá trình hình thành các cơ quan, tim, ống thần kinh, bộ phận sinh dục nên việc cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng là điều không nên.

● Từ tháng 3-7 của thai nhi

– Mỗi ngày dùng khoảng 7 gr yến sào. Phụ nữ mang thai nên dùng khoảng 100 gr mỗi tháng.

– Nên dùng cách ngày đều đặn, dùng trước khi ăn sáng hoặc trước khi ngủ để bụng đói.

– Giai đoạn này thai nhi có hệ thống tiêu hóa ổn định, thính giác phát triển và có thể nghe được âm thanh xung quanh, hệ thống miễn dịch thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ, xương bắt đầu hình thành và thai nhi có thể chuyển động nên việc bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết.

● Tháng 8, 9 của thai nhi

– Nên giảm liều lượng tổ yến bổ sung vào cơ thể, sử dụng 4 gr yến sào mỗi ngày, trung bình khoảng 60 gr/tháng.

– Giai đoạn này thai nhi đã phát triển mạnh mẽ và không còn thêm sự phát triển nào mới nữa. Bé dành phần lớn thời gian để ngủ và trong bụng mẹ đã cảm thấy chật nên bắt đầu giảm việc bổ sung nguồn dinh dưỡng từ tổ yến lại.

Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy ?

Yến sào cho phụ nữ mang thai rất tốt đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó các mẹ bầu được khuyên dùng yến sào càng sớm càng tốt nhưng phải đúng hướng dẫn.

chế độ ăn yến cho bà bầu
Yến sào cho bà bầu

Theo các chuyên gia, bà bầu sử dụng yến sào tốt nhất là từ tháng thứ 3 trở đi. Sau khi sinh, mẹ cũng nên dùng yến sào để hồi phục lại sức khỏe, lợi sữa cho bé bú.

Trong đông y, tổ yến cho bà bầu được mô tả là có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế và vị. Yến sào có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, trừ ho, tiêu đờm, định suyễn.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy trong yến sào có đến 31 nguyên tố vi lượng. Đặc biệt là hàm lượng canxi và sắt rất dồi dào.

Ngoài ra, yến sào cho bà bầu còn có các nguyên tố khác tốt cho thần kinh và trí não như mangan, brôm, đồng, kẽm. Tổ yến còn chứa chất selen có tác dụng chống phóng xạ, threonine giúp hạn chế tình trạng lão hóa da, giữ gìn nét tươi trẻ. Những chất này đều là các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

Đặc biệt, yến sào cho thai nhi tuy có chứa đường galactose. Nhưng hoàn toàn không có chất béo. Do đó, sử dụng yến sào khi mang thai sẽ không gây tăng cân mất kiểm soát.

Xem thêm:

Tất Tần Tật Về Công Dụng Tuyệt Vời Yến Chưng Saffron Đường Phèn

Mẹ Sau Sinh Nên Ăn Gì Để Mau Xuất Viện, Sớm Có Sữa Về? 

Bạn Có Biết Cách Chưng Yến Không Bị Tanh

Chế độ ăn yến cho bà bầu vào thời điểm nào là tốt nhất?

Sử dụng yến cho bà bầu vào đúng thời điểm sẽ phát huy được nhiều tác dụng nhất với sức khỏe bà bầu. Để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất. Các mẹ bầu nên dùng yến lúc bụng đang đói. Dưới đây là 3 thời điểm vàng để dùng yến cho mẹ bầu

Buổi sáng sớm khi vừa thức dậy

Đây là thời điểm vô cùng thích hợp để sử dụng yến sào. Vì lúc này dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn của ngày hôm qua và trong bụng đang trống rỗng sẽ là điều kiện rất tốt để các chất dinh dưỡng của yến sào hấp thụ vào cơ thể của mẹ bầu.

Bên cạnh đó, đây là bữa sáng nhẹ nhàng. Giúp các cơ quan tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng trước khi tiếp nhận năng lượng từ bữa sáng. Lưu ý là các mẹ bầu nên ăn sáng sau khi sử dụng yến sào khoảng 45p – 1h.

Sau một đêm, thức ăn từ hôm trước đã gần như tiêu hóa hết. Ăn một yến lúc này sẽ giúp cho mẹ bầu cảm thấy tinh thần phấn chấn, tỉnh táo và khỏe mạnh hơn.

● Buổi tối trước khi đi ngủ

Thông thường, buổi tối bà bầu không nên nạp quá nhiều thức ăn. Vì sẽ gây nặng bụng, ngủ không ngon. Do đó, chỉ cần một lượng thức ăn vừa phải. Hoặc một phần yến chưng nhỏ trước khi đi ngủ sẽ là giải pháp tốt nhất.

Bà bầu nên ăn yến sào trước khi đi ngủ khoảng 30 – 45 phút để cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng trong yến sào một cách triệt để nhất.

Thời điểm này dạ dày cũng không phải làm việc quá nặng nhọc. Vì yến sào là thực phẩm rất dễ tiêu hóa, giàu chất xơ và khoáng chất giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

● Ăn xen kẽ các bữa ăn, khi đói

Trên thực tế, phụ nữ mang thai thường thèm ăn bất cứ khi nào. Ở giữa các bữa ăn, nếu như hoạt động quá nhiều thì cơ thể cũng cần phải nạp thêm năng lượng.

Lúc đó, sử dụng tổ yến sẽ chính là lựa chọn tuyệt vời. Giúp bà bầu giảm cảm giác đói và bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Những lưu ý dành cho bà bầu về thời điểm và lượng tổ yến sử dụng

  • Bà bầu không nên ăn yến sào khi bụng đang no. Vì khi vừa ăn xong, cơ thể đang tiêu hóa một lượng lớn thức ăn vào cơ thể. Ăn yến vào lúc này sẽ dễ gây lãng phí các chất dinh dưỡng vì cơ thể không hấp thu hết được chất từ thức ăn và cả trong tổ yến.
  •  Không nên ăn cùng lúc một lượng lớn yến sào vào cơ thể. Các mẹ bầu nên duy trì đều đặn hàng tuần, hàng tháng. Để cơ thể luôn được hấp thu các chất dinh dưỡng từ tổ yến chứ không phải ăn nhiều 1 lần. Như vậy rất lãng phí.

Những trường hợp nên hạn chế cho bà bầu dùng yến sào

  • Đang có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp, viêm đường tiết niệu hay sốt thực nhiệt.
  • Bà bầu đang bị cảm mạo, nhức đầu và sốt, ho nhiều đờm loãng.
  • Bị đầy bụng hoặc lạnh bụng gây đau.
  • Người xanh xao, gầy yếu, tỳ vị hoạt động kém, không hấp thu được thực phẩm.
  • Người bị suy dương, nước tiểu lỏng, nước tiểu trong.

Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *