Từ lâu, món yến chưng nho khô đã được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khẳng định mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Trong bài viết này, Nu Bird Nest sẽ hướng dẫn bạn cách chưng yến với nho khô thơm ngon ngay tại nhà.
Công dụng tuyệt vời của chưng yến với nho khô
Yến sào mang đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng với nhiều độ tuổi, giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng. Yến sào có thể kết hợp cùng nhiều loại thực phẩm khác nhau, trong đó có nho khô. Món yến chưng nho khô có rất nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe của người sử dụng, cụ thể như sau:
- Yến chưng nho khô giúp giảm ho, tiêu đờm cực kỳ hiệu quả.
- Đối với những người mới ốm dậy, người mới trải qua điều trị có sức khỏe yếu thì sản phẩm này giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
- Yến chưng nho khô các tác dụng giúp chị em làm đẹp da, thon gọn dáng, xóa bỏ các vết tàn nhang hay đồi mồi có trên da.
- Giúp thanh lọc cơ thể, mang lại sự thoải mái cho người dùng trong những ngày hè oi bức.
- Đối với phụ nữ sau sinh hay người thường xuyên bị stress do áp lực công việc thì sử dụng sản phẩm này chính là cách để xua tan đi những mệt mỏi nhanh chóng.
- Ngoài ra, món yến chưng với nho khô còn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nhất là đối với trẻ nhỏ thường mắc các bệnh về táo bón thì đây là 1 phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng trên.
Nguyên liệu làm món yến chưng nho khô
Để làm được món yến chưng nho khô thơm ngon, bổ dưỡng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
- 5 gram tổ yến thô hoặc yến sào đã được tinh chế (từ 2 – 3 tổ yến).
- 20 – 30 quả nho khô
- 20g đường thốt nốt
- 600ml nước lọc
Có thể bạn quan tâm: Bật mí 5 công thức làm yến chưng lá dứa đường phèn
Hướng dẫn sơ chế các loại nguyên liệu
Đầu tiên, bạn cho tổ yến vào một chiếc tô rồi cho nước ấm vào ngâm trong vòng khoảng 1 tiếng. Cứ mỗi khoảng 30 phút bạn hãy thay nước 1 lần để tổ yến nhanh nở.
Khi yến đã nở mềm, bạn hãy dùng nhíp để loại bỏ những chiếc lông tơ còn sót lại trên tổ yến. Chú ý làm nhẹ tay để tổ yến không bị vỡ nát. Sau đó, rửa lại yến bằng nước sạch trước khi mang đi nấu.
Cách chưng yến với nho khô giữ được mọi dưỡng chất
Cách chưng yến với nho khô khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Cho đường thốt nốt và nho khô vào đun cùng với nước lọc trong khoảng 30 phút. Hãy đun với ngọn nhỏ lửa để các dưỡng chất trong nho khô có thể tiết hết nước và hòa quyện với đường. Hỗn hợp này rất tốt cho việc thanh lọc và làm mát cơ thể.
Bước 2: Sau khi hết 30 phút, bạn đổ hỗn hợp nước trên vào một tô sứ có kích thước vừa đủ để yến nở ra trong quá trình chưng.
Bước 3: Tiếp tục cho tổ yến vào tô sứ đang chứa hỗn hợp nước nho khô và đường thốt nốt ở trên.
Bước 4: Đặt tô sứ vào nồi có chứa nước để tiến hành chưng cách thủy. Lưu ý canh bếp liên tục trong quá trình chưng để nước trong nồi không bị cạn. Sau khoảng 30 phút là bạn có thể lấy tô chè yến chưng với nho khô ra để thưởng thức.
Cách thưởng thức món yến sào chưng nho khô đúng chuẩn
Món yến sào chưng nho khô sẽ ngon nhất khi ăn vào lúc vừa nấu xong, vẫn còn nóng hổi. Tuy nhiên, nếu bạn chưa kịp ăn ngay thì có thể để nó nguội hẳn rồi cho vào hộp đậy kín nắp và đặt vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Cách này sẽ giúp bạn bảo quản món yến chưng nho khô trong khoảng từ 3 – 4 ngày.
Lưu ý: Bạn nên làm nóng lại món yến chưng nho khô khi lấy trong tủ lạnh ra. Nếu không sẽ rất dễ bị lạnh bụng hay gặp các vấn đề khác về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn quá nhiều trong cùng một lúc mà nên chia ra thành nhiều lần trong ngày.
Những ai nên thường xuyên ăn món yến chưng nho khô?
Trên thực tế, bất kỳ ai cũng nên thử món yến chưng nho khô khi có cơ hội. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai dưới 3 tháng thì nên hạn chế món ăn này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên sử dụng món yến chưng nho khô gặp các vấn đề như:
- Chán ăn, ăn uống không ngon miệng và bị suy nhược cơ thể.
- Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực và lo lắng kéo dài.
- Mất nhiều máu do phẫu thuật hoặc chấn thương.
- Bị tình trạng rong kinh.
- Ho có đờm kéo dài nhiều ngày không khỏi.
- Hệ tiêu hóa hoạt động kém, thường xuyên bị các triệu chứng đầy bụng, chướng bụng, táo bón,…
- Da bị lão hóa sớm, xuất hiện nhiều mụn, tàn nhang, nếp nhăn,…
Xem thêm: Công thức làm yến chưng táo đỏ đường phèn đơn giản nhất
Một số câu hỏi thường gặp khi chưng yến với nho khô
Phụ nữ đang mang thai có ăn yến chưng nho khô được không?
Đối với phụ nữ đang mang thai, việc bổ sung thêm món yến sào chưng nho khô vào chế độ ăn kể từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi sẽ rất có lợi. Các chất dinh dưỡng phong phú chứa trong tổ yến sẽ giúp bổ dưỡng chất thiếu hụt cho cả mẹ và bé.
Cụ thể, yến sào chưng nho khô mang lại nhiều công dụng nổi bật cho mẹ bầu như:
- Hạn chế nguy cơ thai nhi bị khuyết tật hay mắc những căn bệnh nguy hiểm khác.
- Nâng cao hệ thống miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh, giảm bớt những triệu chứng không tốt cho người mẹ sau khi sinh.
- Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cho người mẹ sau sinh.
Có thể sử dụng song song thuốc trị bệnh và yến sào không?
Với các loại yến sào tự nhiên 100% thì cơ thể con người có thể hấp thụ được hoàn toàn các dưỡng chất chứa trong nó. Vì thế, dù là các đối tượng đang có vấn đề về sức khỏe và đang trong quá trình điều trị, sử dụng các loại thuốc Tây, Nam hay Bắc thì đều vẫn dùng được tổ yến bình thường.
Khi đó, nhờ vào các thành phần dinh dưỡng đa dạng trong yến sào sẽ giúp cho khả năng phục hồi bệnh nhanh chóng hơn. Ngoài ra, nếu sử dụng kết hợp tổ yến với một số vị thuốc Bắc còn thúc đẩy điều trị bệnh tốt hơn và rút ngắn thời gian điều trị.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý về thời gian uống thuốc điều trị và sử dụng yến sào phải cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Điều này nhằm giúp tránh gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và khả năng hấp thụ dưỡng chất trong yến sào của cơ thể.
Thời gian hợp lý để chưng từng loại yến
Hiện nay trên thị trường có 2 loại yến sào chính là yến sào thô và yến sào tinh chế. Mỗi loại sẽ chứa các tính chất khác nhau nên thời gian chưng cũng không giống nhau, cụ thể như sau:
Yến sào thô
Yến sào thô bao gồm 2 loại là yến nuôi và yến đảo. Đối với loại yến sào thô dạng nuôi, bạn nên canh thời gian chưng khoảng từ 15 – 20 phút hoặc lâu hơn từ 50 – 60 phút nếu sử dụng nồi chưng điện. Còn đối với loại tổ yến thô ở đảo, bạn sẽ cần thời gian chưng từ 30 – 40 phút và với nồi chưng điện là từ 2 – 3 giờ.
Xem thêm: Yến thô là gì? Cách bảo quản yến thô
Yến sào tinh chế
Trước chưng loại yến sào tinh chế, bạn cần ngâm chúng trong nước ấm trước trong vòng 15 phút, sau đó mới mang đi chưng cách thủy từ 15 – 20 phút nữa. Còn nếu sử dụng nồi chưng điện sẽ mất thời gian lâu hơn khoảng từ 60 – 80 phút.
Trên đây là bài viết của Nu Bird Nest đã chia sẻ đến bạn cách làm món yến chưng nho khô giúp thanh lọc cơ thể. Hy vọng bạn có thể áp dụng để làm ra món chè yến thơm ngon bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho chính mình và người thân.